Là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của huyện Ba Vì với 471 ha, sản lượng chè búp tươi trung bình hàng năm đạt trên hơn 4000 tấn. Cây chè được coi là cây trồng chủ lực, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, sau tết người dân Ba Trại lại tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc để đảm bảo cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.
Sau thời gian nghỉ tết, gia đình ông Nguyễn Văn Chính ở Xóm Đô - thôn 3 #8211 xã Ba Trại đã được thu hái lứa chè xuân đầu tiên và bắt tay vào sới cỏ, bón phân và tỉa cành để cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, chuẩn bị cho những lứa thu hoạch mới. Được biết, gia đình ông Chính là một trong những hộ đầu tiên của xã tiên phong phá bỏ nương chè già cỗi, cải tạo lại đất vườn để trồng giống chè mới LDP1 theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo ông Chính, trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, chi phí giảm mà năng suất tăng gấp 2 - 3 lần, búp đẹp, chất lượng lại ngon. Và, bán được giá hơn, khách hàng ưa chuộng và tin dùng. Hiện tại, toàn bộ chè thành phẩm của gia đình ông được thương lái thu mua tại nhà với giá bán dao động từ 200 - 300 nghìn đồng/kg. Nhà ông trồng 1,2 ha chè, mỗi năm cho thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Chính #8211xóm Đô #8211 Thôn 3 #8211 xã Ba Trại tranh thủ thời tiết thuận lợi sới cỏ bón phân cho chè
Ông Nguyễn Văn Chính #8211xóm Đô #8211 Thôn 3 #8211 xã Ba Trại chia sẻ: Đươc sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền, năm 2013, gia đình được sở Nông nghiệp thành phố Hà Nội hỗ trợ gia đình chuyển đổi thay giống chè Trung du lá nhỏ bằng giống chè mới, sản xuất theo quy trình chè sạch, từ khi chuyển đổi đến nay chúng tôi nhận thấy giống chè mới cho năng xuất rất cao và chất lượng tốt. Đến năm 2015 chúng tôi làm theo chương trình VietGap, theo quy trình này chất lượng chè ngon hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được người tiêu dùng ưa chuộng, chè bán được giá cao hơn, năng xuất và thu nhập của gia đình cũng cao hơn.
Từ lâu, Ba Trại đã xác định chè là cây trồng chủ lực của địa phương. Nhờ cây chè mà đời sống của người dân được nâng lên. Giá trị kinh tế mà cây chè mang lại đã đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con trên địa bàn xã với hơn 3.000 hộ tham gia SX. Trong số 471ha chè, bà con chủ yếu thâm canh các giống chè trung du lá nhỏ, chè LDP1; trong đó, chè LDP1 chiếm 70% diện tích và đang được trồng theo hướng VietGAP.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, nông dân Ba Trại đã chuyển đổi và thay thế dần giống chè cũ bằng giống chè LDP1 cho năng suất cao, chất lượng tốt, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây chè cho năng xuất, chất lượng cao. Từ đó, những vườn chè sạch được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP bắt đầu ra đời. Đến nay, toàn xã Ba Trại đã có hơn 40ha chè được cấp chứng nhận VietGAP. Các vườn chè được kiểm soát chặt chẽ từ quy trình bón phân tới sử dụng thuốc BVTV. Hàng tháng, cán bộ xã, cán bộ Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đều xuống các xóm để kiểm tra quy trình SX.
Bên cạnh phát triển những vườn chè theo hướng sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng, xã Ba Trại còn hướng đến phát triển du lịch làng nghề. Mỗi năm, Ba Trại đón hàng trăm lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm cùng người dân tham gia sản xuất và chế biến chè…
Nông dân xã Ba Trại thu hái chè xuân
Ông Hoàng Văn Chuyển #8211 Chủ tịch UBND xã Ba Trại cho biết:Định hướng trong thời gian tới, xã Ba Trại sẽ tiếp tục tiếp nhận các dự án hỗ trợ của các cấp, các ngành, chúng tôi sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích số diện tích còn lại để thực hiện trồng mới giống chè LDP1 cho năng xuất chất lượng cao. Đối với xã Ba Trại thì cây chè thực sự là cây xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình cũng đã từ cây chè vươn lên làm giàu và cải thiện đời sống. Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ quản lý và sử dụng thương hiệu chè Ba Trại, gắn sản xuất chè với phát triển du lịch cộng đồng.
Để duy trì diện tích và chăm sóc cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, xã Ba Trại cũng đã chủ động chỉ đạo đến các thôn đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chăm sóc chè, ngay từ cuối năm đốn chè, bổ sung các chất dinh dưỡng, sử dụng các loại phân bón, đặc biệt khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đảm bảo sản xuất chè sạch và cho cây chè có đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong năm 2020 chè Ba Trại đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường. Tin tưởng rằng, một ngày không xa nữa, chè Ba Trại sẽ có “tên tuổi” và chỗ đứng xứng đáng trên thị trường.
Khuất Duyên